Cụ thể, kết cấu mái dốc đứng phù hợp với những khu vực có tuyết rơi trong khi một số vật liệu lợp mái phổ thông lại giúp giảm sức nóng cho những ngôi nhà ở vùng khí hậu nhiệt đới. Bên cạnh đó, ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao sẽ làm hư hại mái nhà, gây ra các vết nứt và tình trạng xuống cấp theo thời gian. Từ đó cho phép không khí nóng bên ngoài dễ dàng thâm nhập vào nhà, làm tăng chi phí sử dụng điện để làm mát nhà. Nếu đang phân vân lựa chọn giữa các vật liệu làm mái thì bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Ngói đất nung
TP.HCM nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với độ ẩm tương đối cao (bình quân/năm khoảng 79,5%) nên lựa chọn vật liệu lợp mái nào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Ngôi nhà do K59atelier thiết kế gây ấn tượng với cấu trúc mái ngói đỏ tươi – vật liệu truyền thống ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác trong khu vực
Tuy nhiên, cũng như các vật liệu làm mái khác, ngói đất nung vẫn tồn tại một vài nhược điểm. Trước hết đó là chi phí tương đối đắt đỏ do nguồn nguyên liệu đầu vào là đất sét ngày càng khan hiếm. Hơn nữa, ngói đất nung tương đối nặng nên đòi hỏi khung kèo đảm bảo chất lượng và không phù hợp với những cấu trúc mái có độ dốc thấp.Ngói đất nung (ngói đỏ) trở nên phổ biến ở những vùng khí hậu nhiệt đới vì nhiều lý do khác nhau. Trước hết, thiết kế lượn sóng của ngói cho phép không khí bên dưới dễ dàng lưu thông, từ đó làm mát nhà. Ngoài ra, không thể phủ nhận độ bền của vật liệu làm mái này tại những khu vực khí hậu nhiệt đới, đây là tiêu chí rất quan trọng bởi ngói đỏ được làm từ đất sét và được nung ở nhiệt độ rất cao giúp ngói cứng, không bị thấm nước và chịu được trời mưa.
Ngói xi măng
Ngói đất nung sở hữu ưu điểm vượt trội nhưng giá thành quá cao khiến bạn e dè thì mái xi măng có thể coi là lựa chọn thay thế phù hợp hơn. Ngói xi măng có thể được đúc thành dạng tấm phẳng hoặc dạng hình chữ S giống như ngói đất nung. So với ngói truyền thống, ngói xi măng có ưu điểm là chống gió tốt hơn và ít thấm nước.
Đặc biệt, ngói xi măng còn phù hợp với những vùng khí hậu lạnh nhờ khả năng chống chịu được sương giá. Về thẩm mỹ, ngói bê tông có nhiều màu sắc để phù hợp với màu sơn ngoại thất của ngôi nhà và đáp ứng gu thẩm mỹ đa dạng của mỗi người. Dù có trọng lượng tương đối nặng nhưng ngói xi măng được bù đắp bằng khả năng cách nhiệt tuyệt vời bởi chất liệu này phải mất một thời gian khá lâu để hấp thụ nhiệt, điều đó giúp ngôi nhà mát mẻ hơn.
Ngôi nhà ở Thụy Điển được thiết kế bởi Tham & Videgård Arkitekter với phần mái nhà được lợp ngói xi măng vững chắc
Từng bị coi là kỳ dị, mái “xanh” hay mái nhà thực vật đang trở nên thịnh hành khi con người ngày càng quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường. Ở đây, từ “xanh” không đề cập đến màu sắc đơn thuần mà liên quan đến xu hướng phát triển của môi trường. Rõ ràng, mái “xanh” mang đến rất nhiều lợi ích cho chủ nhà cũng như môi trường xung quanh. Những thảm thực vật xanh được trồng trên lớp màng chống thấm, ngoài ra cũng có thể bao gồm các lớp bổ sung khác hệ thống tưới tiêu, lớp ngăn rễ xâm thực. Lớp thực vật trên mái làm giảm lượng nhiệt hấp thụ vào trong nhà, từ đó giúp tiết kiệm năng lượng cho làm mát hay sưởi ấm. Ở các khu vực thành thị, mái “xanh” có nhiệm vụ cải thiện chất lượng không khí nói chung. Chưa kể, mái "xanh" còn là vật liệu cách âm tuyệt vời.Mái “xanh”
Ngôi nhà cạnh bờ sông Colorado do kiến các trúc sư tài ba của Bercy Chen Studio thiết kế là một công trình điển hình với mái nhà phủ đầy cỏ xanh cùng đường hào sâu hơn 2m nhằm làm giảm dòng chảy, giúp ngôi nhà mát hơn vào mùa hè và ấm áp hơn khi đông đến
Kim loại
Mái kim loại có thể không là lựa chọn lý tưởng cho những khu vực nhiệt đới nhưng loại vật liệu này lại phổ biến ở một số vùng nhất định. Sau giai đoạn bị “thất sủng” vào những năm 1980 và 1990, mái kim loại đã hồi sinh mạnh mẽ nhờ thiết kế bắt mắt và độ bền tuyệt vời. Trên thực tế, ở vùng khí hậu nóng, mái kim loại tạo thành vùng không khí đệm giữa trần và mái, giúp ngăn cản nhiệt thâm nhập vào nhà tương đương như ngói đất nung. Lớp đệm không khí này có thể làm giảm tới 20% lượng điện tiêu thụ cho mục đích làm mát nhà. Tấm lợp kim loại còn được coi là một loại vật liệu xanh bền vững do phần lớn được sản xuất từ vật liệu tái chế. Giá thành tính trên mỗi mét vuông mái kim loại không quá chênh lệch so với mái tôn nhưng lại bền bỉ và ít cần bảo trì hơn.
Mái kim loại có độ bền tuyệt vời nhưng ít cần bảo trì.
Tấm lợp
Tấm lợp là vật liệu lợp mái rất phổ biến với nhiều chất liệu khác nhau, có thể kể đến như tấm lợp asphalt. Dù độ bền không cao nhưng đây vẫn loại vật liệu lợp mái phổ biến vì có chi phí rẻ và lắp đặt tương đối đơn giản. Tấm lợp asphalt được làm từ nhựa đường cùng vật liệu gia cố như than đá và còn có tên gọi khác là tấm lợp bitum. Một số vật liệu lợp phổ biến khác như tấm lợp bằng đá phiến, gỗ, đá flagstone, nhựa hoặc vật liệu composite. Tuy nhiên, tấm lợp gỗ ít được ưa chuộng ở những vùng khí hậu nóng vì lớp dầu tự nhiên trên bề mặt gỗ dễ tan chảy dưới ánh mặt trời và bị nước mưa cuốn trôi hết, gây nên tình trạng xói mòn, thối rữa và thấm nước.
Ngôi nhà được thiết kế bởi Studio 512 tại Austin Texas sử dụng tấm lợp gỗ cho mái nhà và tường.
Mái tre
Tre là vật liệu phổ biến trong xây dựng và còn được sử dụng để sản xuất ngói lợp hiện đại. Ngoài ra, tre cũng là vật liệu quan trọng cho kiến trúc mái trong những ngôi nhà mang phong cách nhiệt đới.
Được thiết kế bởi VTN Architects, khu nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng sở hữu mái dốc điển hình được nâng đỡ bởi cấu trúc tre
Phong cách và những rung cảm mà tre mang lại đặc biệt phù hợp với vùng khí hậu nhiệt đới và bầu không khí thoải mái cần có tại khu nghỉ dưỡng. So với gỗ, tre có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn nên sử dụng tre trong xây dựng chắc chắn sẽ rẻ và thân thiện hơn với môi trường. Đặc tính nhẹ, mỏng, chống nước tốt khiến tre trở thành lựa chọn tuyệt vời để làm mái nhà.
Rơm, rạ
Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh mái rơm trong những ngôi nhà mang phong cách nhiệt đới.
Punta Caliza – công trình kiến trúc truyền thống của người Mayan với phần mái rơm ấn tượng
Rơm rạ là vật liệu cách nhiệt tự nhiên, giúp chống nóng vào mùa hè và chống lại cái lạnh khắc nghiệt vào mùa đông. Nếu được lợp và bảo trì đúng cách, mái rơm có thể tồn tại lên tới 20 năm.