CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN SLAND.VN

0707992829

Ký túc xá nghìn tỷ đồng thành khu ổ chuột!

25/12/2020

TP - Hàng chục tòa nhà tái định cư, ký túc xá sinh viên tại Hà Nội bỏ hoang, xuống cấp trong nhiều năm gây lãng phí rất lớn. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy ai bị xử lý trách nhiệm về thực trạng đau xót này!

 

Rác thải, cây dại bủa vây chung cư tái định cư khu vực đường Tân Mai (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai). Ảnh: Trường Phong

Rác thải, cây dại bủa vây chung cư tái định cư khu vực đường Tân Mai (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai)

Nhà hoang, rác thải bủa vây

Trên đường Khuyến Lương (phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội), nhiều năm nay, người dân xung quanh quen với việc hai tòa nhà tái định cư không có người ở. Cuối tháng 12/2020, theo khảo sát của phóng viên Tiền Phong, tòa nhà vẫn quây kín bằng tôn cao vài mét như những công trường đang xây dựng. Nhìn từ xa, hai tòa nhà về cơ bản đã hoàn thiện từ lâu. Trên tường nhà, nhiều nơi đã mốc, nứt, rêu xanh. Cửa kính các căn hộ vẫn chưa bóc tấm dán bên ngoài, nhưng đã ngả màu vì mưa nắng.

Theo ghi nhận, bên trong khu vực tầng 1 mới được xây thô, nhiều khu vực vương vãi rác thải xây dựng. Một người dân quanh tòa nhà cho biết, nhiều năm tòa nhà tái định cư này bỏ hoang. Trong khi đó, một người trông coi tòa nhà cho biết, hai tòa cao hơn chục tầng, chưa bàn giao cho người nào đến ở.

Ký túc xá nghìn tỷ đồng thành khu ổ chuột! - ảnh 1Hai tòa chung cư tái định cư trên địa bàn phường Trần Phú (quận Hoàng Mai) bỏ hoang nhiều năm nay. Ảnh: Trường Phong

Cùng chung tình trạng này, trên phố Tân Mai, đoạn gần với chợ đầu mối Hoàng Mai thuộc địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, 3 tòa chung cư tái định cư cũng hoang hóa nhiều năm nay. Ba tòa nhà đều cao trên chục tầng với hàng trăm căn hộ lâu nay vẫn cửa đóng then cài. Một bảo vệ tại khu vực này cho biết, ông trông coi ở đây vài ba năm. Trong 3 tòa, có 2 tòa xây xong cách đây khoảng 2 năm, một tòa xây dựng trước đó khá lâu. Đến nay, các chung cư đều khóa cửa. Tại khu vực tòa chung cư cũ nhất, xung quanh bị rác thải bủa vây bốc mùi hôi thối. Thỉnh thoảng, đơn vị vệ sinh môi trường lại phải dùng xe ủi ra dọn dẹp. Nhiều khu vực bị người dân đốt rác cháy hết cây xanh, bung tường, khói bụi mù mịt.

“Vị trí tòa chung cư khá đẹp, gần hồ, gần đường lớn, nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào sử dụng. Cũng không biết lý do tại sao”, một người dân sống quanh khu tái định cư nói về sự lãng phí.

Ngoài ra, trên địa bàn quận Long Biên, khu nhà tái định cư nằm ngay chân cầu vượt đường 5 kéo dài với hàng trăm căn hộ cũng bỏ hoang nhiều năm.

Ký túc xá nghìn tỷ đồng thành khu ổ chuột!

Ghi nhận tại khu Ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp (Hoàng Liệt, Hoàng Mai), dù ở vị trí khá thuận lợi, gần các trục đường lớn, cửa ngõ phía Nam thành phố, nhưng lượng sinh viên đến đây ở vẫn khá thưa thớt. Dự án có chi phí đầu tư 1.900 tỷ đồng được kỳ vọng cung cấp chỗ ở cho khoảng 22.000 sinh viên các trường đại học phía nam Thủ đô.

Hiện chỉ có 2 khối nhà đang hoạt động thưa thớt. 4 khối nhà khác đang bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng do nhiều năm không đưa vào sử dụng. Vườn hoa bên cạnh các tòa nhà cỏ mọc um tùm che lấp cả lối đi.

Đáng chú ý, tại khu bỏ hoang thuộc tòa nhà A2, A3 đang dần biến thành khu ổ chuột do nhiều người dân dựng lều lán tại đây để sinh sống. Tại tầng 2, tầng 3 có người ở, quần áo phơi treo bên ngoài. Mảnh đất trống trước cửa khu A3 nhanh chóng trở thành khu vực canh tác trồng rau xanh của nhóm cư dân ngụ cư. Điện nước tự kéo từ dưới lên, hành lang và cầu thang không có lan can chắn, cửa sổ và ban công cũng trống trơn. Được biết, UBND phường Hoàng Liệt đã có yêu cầu kiểm tra, xử lý việc cư trú trái phép của hàng trăm lao động trong các tòa nhà bỏ hoang này. Tuy nhiên, hiện tượng trên vẫn kéo dài dai dẳng. Nguyên nhân chính là sự buông lỏng quản lý, “ban chuyền” trách nhiệm giữa các đơn vị quản lý tại đây.

Được biết, giai đoạn 2018 - 2021, Hà Nội cần hơn 11.000 căn hộ TĐC. Hiện Hà Nội đang đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách, xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách dưới hình thức đặt hàng xây dựng nhà ở thương mại để làm nhà TĐC. Hiện đang có 17 dự án được thực hiện theo hình thức đặt hàng xây dựng nhà ở thương mại để làm nhà tái định cư.

Theo chuyên gia quy hoạch, KTS Nguyễn Anh Tuấn, để tình trạng nhà thừa, không ai mặn mà phải đặt câu hỏi về tính hiệu quả của đầu tư công. Trước khi làm có nghiên cứu không hay cứ làm để rồi chuyển đổi? Việc chuyển đổi chậm chạp cũng gây lãng phí hàng trăm tỷ ngân sách.

Chờ… dân về ở

Chia sẻ với phóng viên, một cán bộ phường Trần Phú, quận Hoàng Mai cho biết, việc quản lý, bàn giao căn hộ chung cư tái định cư trên địa bàn thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của thành phố, phường không đủ thẩm quyền để trả lời. “Việc này có khi quận cũng không giải quyết được mà phải chờ chủ trương của thành phố”, vị này thông tin. 
Trong khi đó, trao đổi với Tiền Phong, đại diện lãnh đạo quận Hoàng Mai cho biết, đến nay, các tòa chung cư tái định cư trên địa bàn quận đều được xây dựng hoàn thiện, chỉ chờ người dân đến nhận nhà.

“Hiện nay có chính sách, một là người dân nhận nhà tái định cư, hai là nhận tiền. Nếu nhiều người dân chọn phương án nhận tiền, không có nhu cầu với nhà tái định cư thì sau này nhà tái định cư sẽ chuyển thành nhà thương mại”, vị này nêu. 

Công cụ tìm kiếm

Bất Động Sản Nổi Bật

Dữ liệu đang cập nhật!

Cần Mua - Cần Thuê

Dữ liệu đang cập nhật!